1. Đôi nét về cá la hán king kamfa
Loài cá này còn có danh xưng khác là Kim hoa, chúng là đại diện của bộ Cá vược, được nuôi nhằm mục đích tiêu khiển, trang trí và làm đẹp cho không gian sống.
1.1 Nguồn gốc
Theo các chuyên gia, cá kim hoa có nguồn gốc từ đất nước Chùa Vàng, quá trình lai tạo sinh ra dòng cá này cũng diễn ra tại đây. Và nhờ có tạo hình đẹp, mang nhiều ý nghĩa phong thủy, chúng du nhập đến nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có VN. Nếu nuôi dưỡng, bạn có thể tạo ra cá con.
Tuy nhiên, vì con đực có số lượng hạn chế nên chỉ có thể phối với cá la hán thông thường. Sau đó tuyển chọn ở thế hệ F1 những đại diện giống với King Kamfa nhất.
1.2 Hình dáng
Đặc trưng của giống cá này là có đuôi dạng bản tròn như chiếc quạt giấy xòe rộng. Phần đầu nhuộm sắc đỏ và chuyển dần sang tone cam ở phía đuôi. Trên thân có nhiều vân sáng cực độc đáo, tạo hiệu ứng phản quang nổi trội. Phần thân hơi dẹt, vùng đầu phát triển để tạo ụ tương tự như quả la hán. Tuy nhiên khả năng lên đầu là rất chậm. Những cá thể nào có ụ càng lớn, vây đuôi càng tròn trịa, mắt đỏ, vân trên vảy sáng thì càng đắt đỏ.
1.3 Nơi sống
Thay vì sống trong thủy vực tự nhiên, King Kamfa được chăm sóc trong các bể nước ngọt. Chúng có khả năng di chuyển cực nhanh và linh hoạt qua các tầng nước, kiếm mồi chủ động
1.4 Sinh sản
Như đã chia sẻ ở lên, cá đực thường vô sinh. Vậy nên, việc ghép đôi sẽ diễn ra giữa cá cái với một đại diện có quan hệ gần gũi về huyết thống. Khi cho vào chung bể, đầu tiên nên ngăn cách chúng bằng lớp kính mỏng.
Đợi 2 cá thể bớt hung dữ mới tháo kính để chúng giao hoan. Sau đó, cá cái sẽ tìm nơi làm tổ, đẻ trứng, còn đối phương theo sau để thụ tinh cho trứng. Khoảng hơn 2 ngày sau, trứng sẽ nở thành con non.
2. Cách nuôi cá la hán Kamfa khỏe mạnh, sống dai
Khi chăm sóc giống cá cảnh này, khỏe mạnh, sống dai là ưu tiên số 1. Thế nhưng việc lên châu, lên đầu đẹp cũng có ý nghĩa không kém. Và để có được điều đó, bạn đừng quên chú ý đến các phương diện sau:
2.1 Thức ăn
Nên cho ăn 3-4 lần/ngày, nguồn dinh dưỡng tốt nhất là tôm tép nhỏ. Vì những thành phần này giúp chúng lên châu cực ổn, tạo màu sáng đẹp và rất bền. Ngoài ra đừng quên duy trì 1 lần ăn trùn chỉ để hỗ trợ quá trình lên đầu. Nếu không có thức ăn này, có thể thay thế bằng artemia hoặc loăng quăng đều được. Lưu ý, lượng thức ăn mỗi ngày không vượt quá 9% cân nặng của con vật.
2.2 Ánh sáng
Đây không phải là loài cá ưa sáng, chúng chỉ cần ánh sáng tán xạ để tồn tại. Vậy nên việc nuôi dưỡng trong nhà thay vì ngoài trời là cực kỳ cần thiết. Khi nuôi cá ở nơi có ánh sáng trực tiếp, màu châu của con vật sẽ nhạt đi đáng kể. Không chỉ vậy, cá có thể chết trong môi trường đặc thù nói trên.
2.3 Nuôi chung
Việc nuôi chung được triển khai theo 2 cách: đồng loại hoặc khác loại. Như đã chia sẻ ở trên, nếu nuôi cùng loài thì không nên cho nhiều hơn 3 cá thể vào chung bể. Trong thời gian đầu, hãy ngăn cách bằng kính để chúng bớt hung hãn.
Sau đó khi “tinh thần” mỗi thành viên dịu lại, chúng ta mới tháo bỏ kính. Với nuôi khác loại thì cá lau kính là lựa chọn hàng đầu vì có kích thước lớn, lì lợm và hệ da vảy cực dày dặn. Và khi sống chung, chắc chắn cá King Kamfa sẽ chẳng dám “ho he” trước người bạn to lớn này.
2.4 Bể nuôi
Kích thước bể lý tưởng là 60x45cm với nền nhiệt từ 28-31 độ C, pH nằm trong khoảng 6,6-7,9. Cá tiêu hóa rất nhanh, thải phân nhiều nên khâu thay nước đóng vai trò tối quan trọng. Theo đó, cứ 2-3 ngày/ lần, bạn nên làm mới 60% nước trong bể, 10 ngày thay mới nước hoàn toàn 1 lần. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh do phú dưỡng và ô nhiễm.
Cá la hán King Kamfa là một tuyệt tác cho con người lai tạo ra. Thế nhưng chúng rất dễ nuôi, dễ chăm sóc. Chỉ cần lưu ý chút ít trong khâu ghép đôi sinh sản. Và nếu thực sự đam mê, hãy làm bạn ngay với loài cá đáng yêu này nhé!
Cre: Vuongquocloaivat
Một số dòng thức ăn ưa thích của cá la hán bạn có thể tham khảo: