Cây thủy trúc là loài thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, hướng mọc thẳng tắp, hướng lên trên. Thủy Trúc có tán lá màu xanh đậm, dạng tròn, có rễ chùm, ăn sâu và bám rất chắc. Là loài thực vật có hoa, khi non hoa màu trắng và khi về già hoa đổi sắc thành màu nâu. Người ta thường dùng cây Thủy Trúc để làm phong thủy trừ tà.
– Tên khoa học: Cyperus involucratus
– Tên thường gọi: cây lác dù
– Thuộc họ: Cyperaceae – Cói
– cao khoảng: 0,5 – 1,5m
– Xuất xứ: vùng Madagasca ở Châu Phi
– Nhiệt độ: cây chịu nóng, chịu rét tốt.
CÁCH TRỒNG CÂY THỦY TRÚC
Để trồng cây Thủy Trúc, người ta thường tận dụng đặc điểm chùm rễ có độ bám chắc khỏe để trồng cây trong bể thủy sinh, có thể cho vào một lớp đất sỏi, hoặc 1 lớp đất thịt đủ để lấp khỏa chùm rể của cây. Sau đó, tách Thủy Trúc thành từng bụi nhỏ tầm 2 – 3 cây, cắm vào đất, dùng vài viên sỏi tầm hơn 1 nắm tay để cố định cây cho cây bám rể.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY THỦY TRÚC
Thủy Trúc là loài thực vật phát triển tốt trong nước, nó còn có vai trò lọc sạch nước. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài điểm như sau:
Thủy Trúc khi phát triển sẽ thường xuyên thay lá, nên cần chú ý khi lá Thủy Trúc ngã vàng thì nên cắt tỉa để lá không rơi xuống hồ sẽ làm bẩn hồ.
Khi đổ nước vào bể thì hãy đổ một lượng vừa phải, không đổ nước ngập thân quá cao và chạm lá, vì điều này sẽ làm cho lá bị ngập úng và hỏng lá.
Nó là loài thực vật ưa sáng và cũng có thể phát triển tốt trong bóng râm.
Chú ý thay nước trong bể khi quá lâu ngày để tránh làm cho cây không còn chất dinh dưỡng để hấp thụ.
Trên đây là một vài đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây Thủy Trúc mà trang The Rium gửi đến quý đọc giả, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nuôi trồng và chăm sóc cây của mình!
(source: thuysinhvn.org)