CÂY TIÊU THẢO, CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Ngày đăng: 01/09/2022 10:53 PM

    Tiêu Thảo một trong những loại cây đẹp trong bể thủy sinh nó có rất nhiều kích thước cũng nhưng nhiều dạng lá khác nhau. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng tiêu thảo và và cách đặt chúng vào bể thủy sinh sao cho phù hợp nhé.

     

    Tên thường gọi: Tiêu Thảo
    Tên khoa học: Cryptocoryne
    Nguồn gốc: Trong các ghi chép thì nó xuất xứ từ Châu Á.
    Nhiệt độ thích hợp: 20 – 28°C
    Điều kiện ánh sáng: Vừa và mạnh
    Tốc độ phát triển: Trung bình
    Độ khó: Trung bình

     

     

    Cryptocoryne Wendtii Bronze – Easy Aquarium Plant – AquaLeaf Aquatics –  Aqua Leaf Aquatics

     

    Tiêu thảo là một loại cây thực sự không phải quá khó trồng. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp bể cùng set up với cùng loại phân nền như nhau điều kiện ánh sáng như nhau nhưng bể có thể phát triển tốt còn bể kia lại không. Một số người cho rằng tiêu thảo phát triển chậm. Nhưng quan điểm của chúng tôi thì nếu các yếu tố khác đầy đủ nếu phần đất nền của bạn thực sự tốt thì tiêu thảo bén lá rất nhanh.

     

    Điều kiện chăm sóc:

     

    Nhiệt độ:

    Tiêu thảo không phải là một loại cây kén về nhiệt độ. Cũng như hầu hết các loại cây thủy sinh khác điều kiện sinh trưởng và phát triển tuyệt vời của nó rơi vào khoảng 20-24ºC vượt quá ngoài điều kiện này thì cây vẫn phát triển nhưng không phát triển mạnh như trong khoảng nhiệt độ này.

     

    Điều kiện ánh sáng:

    Một số thông tin cho rằng tiêu thảo cần điều kiện ánh sáng vừa và yếu nhưng theo quan điểm của chúng tôi dựa trên những trãi nghiệm về loại cây này thì nếu bạn muốn lá căng đẹp thì nên sử dụng ánh sáng vừa và mạnh. Bể 1m2 khoảng 300L thì đánh 4-6 tip đèn Odyssea 10000k thì cây ra lá khá nhanh và căng.

     

    Dinh dưỡng cần thiết:

    Tiêu thảo là một trong những loại cây thủy sinh dùng rễ để hút chất dinh dưỡng trong phần đất nền của bể nên một phần đất nền giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển ổn định. Hầu hết các thương hiệu đất nền công nghiệp hiện nay đều cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho tiêu thảo trong thời gian đầu. Tuy nhiên thời gian sau khoản 6 tháng đến một năm thì dinh dưỡng không còn dồi dào như trước được nữa. Về vấn đề sử dụng nền trộn cũng vậy thời gian đầu nền trộn rất nhiều dinh dưỡng nhưng cũng thời gian sau nó dần dần cạn đi. Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng qua đất thì cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng qua lá. Hiện nay có rất nhiều loại phân nước đủ để các bạn có thể lựa chọn để cung cấp chất dinh dưỡng cho bể.

     

    Tốc độ phát triển:

    Nó phát triển ở mức độ bình thường chậm hơn các loại cây cắt cắm khác khá nhiều. Tuy nhiên nếu cung cấp đủ các điều kiện cho nó thì vẫn có thể phát triển nhanh trông thấy qua các tuần.

     

    Một số vấn đề phát sinh khi trồng tiêu thảo:

    Có một số vấn đề phát sinh khi trồng loại này là khi mới mua về khi trồng xuống thì nó sẽ bị rửa và rụng lá, điều này thì hết sức bình thường khi mua cây từ tiệm về do không thích nghi kịp với điều kiện trong bể về vấn đề này thì bạn yên tâm một thời gian sau thì nó sẽ phát triển trở lại. Bên cạnh đó không chỉ riêng gì tiêu thảo các loại cây khác các bạn khi mua về đừng vội cắm ngay vào đất mà hãy ngâm ở một góc bể khoảng 2-3 ngày cho cây thích nghi cần rồi khi đó mới cắm vào bể.

    Một vấn đề phát sinh khác khi trồng là khi trồng một thời gian cây xuất hiện tình trạng vàng lá thì cũng đừng lo lắng quá, tại vì cây lúc này đang thiếu sắt trong điều kiện của bể. Lúc này bạn nên bổ sung vi lượng cần thiết để cây phát triển trở lại.

     

    Cách sắp xếp chúng vào bố cục

     

    Tại tiền cảnh thì có loại tiêu thảo mini, tiêu thảo Prava, tiêu thảo mũi tên,… nhiều tên gọi cho loại tiêu thảo này. Chúng có thể dùng để thay thế các cây tiền cảnh và trãi nền cũng tương đối đẹp, do nó nhỏ và tốc độ phát triển tương đối nên bạn có thể bố trí nó trong phần hốc đá cũng rất hợp lý.

     

    Cryptocoryne parva - Tropica Aquarium Plants

     

    Tại trung cảnh: Một số loại tiêu thảo có kích thước vừa ( tức lớn hơn tiêu thảo mũi tên một ít) Một số loại như tiêu thảo Flamingo có màu hồng phấn cũng rất thích hợp để bạn làm điểm nhấn trong phần trung cảnh của bể.

     

    How to grow Cryptocoryne "Flamingo" - The 2Hr Aquarist

     

    Tại phần hậu cảnh: Một số loại tiêu thảo có táng lá rất bự và màu xanh rất tối nên lúc này bạn có thể đặt chúng vào góc hồ thủy sinh để có thể tăng thêm độ sâu cho chúng.

     

    Cryptocoryne – Wikipedia tiếng Việt

     

    Tiêu thảo là một trong những loại cây đẹp nếu bố trí một cách hài hòa có thể giúp cho bể của bạn thêm long lanh và cuốn hút người xem. Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi cho các bạn. Nếu có ý kiến đóng góp xin vui lòng comment bên dưới để chúng tôi có thể hoàn thiện bài viết hơn để có thể mang đến những kiến thức có ích cho người chơi.

     

    Cám ơn các bạn đã theo dõi!

     

    (source: thuysinhvn.org)

    Tiêu Thảo là một trong những dòng cây có bộ rễ khỏe hút dinh dưỡng khá mạnh, ăn sâu vào nền thủy sinh khi đã ổn đinh. Bạn nên tham khảo sử dụng cốt nền độ dinh dưỡng cao tại:        

    Instagram Youtube Shopee Shopee

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)