DANH SÁCH CÁC ĐỘNG VẬT VỪA ĐẸP VỪA DIỆT RÊU HẠI HIỆU QUẢ
Ngày đăng: 12/07/2023 06:26 PM

    CÁ MÚN

    Cá mún – nhất là Mún đen moly hoạt động rất hiệu quả với rêu tóc, tảo nâu. Cá mún có tên khoa học là Xiphophorus maculatus.Là dòng cá sống được ở mọi tầng nước, bản tính rất hiền lành, thích hợp nuôi chung với cá loài cá cảnh nhỏ khác. Tuy nhiên, đối với bể thủy sinh, cá mún không được phù hợp cho lắm bởi chúng có nhược điểm là vệ sinh quá nhiều và chất thải không được thẩm mỹ.

     

    Cách nuôi cá mún,giá bao nhiêu,có bao nhiêu loại cá mún - Cá Cảnh Biển

     

    CÁ BỐNG VÀNG

     

    Bống vàng hay còn gọi là cá nô lệ. Người ta nuôi Bống Vàng trong hồ nhằm để chúng diệt rêu hại, tảo có hại trong hồ nhưng tới khi già chúng lại không thích ăn rêu nữa. Nên nuôi cá Bống Vàng trong hồ có dung tích là 300l. Loài cá này thường bơi ở đáy hồ hay bám trên mặt kính để ăn rêu tảo trong hồ.

     

    Cá bống vàng dọn bể | Cá cảnh dọn bể màu vàng thủy sinh

     

    CÁ OTTO

     

    Chi tiết về cá dọn bể – Loài cá thông minh và cần mẫnCá Otto có tên gọi khoa học là Otocinclus affinis.Đây là loài cá dọn vệ sinh nổi tiếng và luôn luôn xuất hiện trong các bể thuỷ sinh.Bản tính của chúng là hiền lành, nhút nhát và thường khó thích nghi với thức ăn công nghiệp.Người ta luôn thấy cá Otto chăm chỉ dọn dẹp rêu hại để sống. Món ăn tủ của chúng là rêu nâu, xác động vật chết và lá cây mục.

     

    Cá Otto dọn bể ăn gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Cách nuôi?

     

    CÁ TỲ BÀ BƯỚM

     

    Cá tỳ bà có tên gọi khoa học là Hypostomus plecostomus.Hình dáng của chúng giống như một chiếc đàn tỳ bà, do đó có tên gọi là cá tỳ bà.Là dòng cá có nhiều chi, họ khác nhau song phổ biến và dễ gặp nhất trong bể thủy sinh là cá tỳ bà bướm.Cá tỳ bà bướm đặc điểm nhất là mình dẹp và miệng kiểu giác hút. Những đặc điểm đó giúp giảm lực cản của nước và để cá neo mình trên đá dễ dàng hơn.Cá tỳ bà bướm thường sống ở khu nước siết nên thường không có thức ăn tù đọng; chúng thường ăn các loài rêu xuất hiện trên đá và giúp bạn dọn dẹp rêu hại trên các bề mặt cứng như đá, lũa, vách kính.

     

    Cá Tỳ Bà Bướm đặc điểm sinh học, cách chăm sóc - Thái Hoà Aquarium

     

    CÁ BÁC SĨ

     

    Cá Bác Sĩ là một trong những dòng cá dọn bể không phổ biến trong làng thủy sinh, một phần vì chúng hiếm và cũng đắt hơn các dòng cá dọn bể khác. Dòng ca này thường sẽ bám vào các mặt lá cây thủy sinh, diệt rêu hại và loại bỏ bụi bẩn bám vào lá cây thủy sinh. Đây cũng là một dòng cá dọn bể rất chăm chỉ và bạn có thể mua về và trải nghiệm.

     

    Cá Bác Sĩ Panda

     

    CÁ TRỰC THĂNG

     

    Đúng như ngoại hình của dòng cá này, chúng như những chiếc trực thăng đậu tại bể thủy sinh của bạn. Dòng cá này chuyên bám vào thành bể kính, trên tán lá để có thể diệt rêu hại là loại bỏ bụi bám lá trong bể thủy sinh của bạn. Chúng cũng hay tìm thức ăn ở các khu vực khe đá, lũa, giúp vệ sinh các khu vực thường chúng ta khó tác động đến. tuy nhiên, đây là dòng cá khá khó tìm mua và giá thành cao nhất trong các dòng dọn bể.

     

    Tìm hiểu về cá Trực Thăng thức ăn và sinh sản

     

    CÁ MOLLY

     

    Cá Molly là loài cá ăn tạp vì thế bạn có thể cho chúng ăn những thực phẩm có nguồn gốc động vật hay thực vật đều được cả. Bạn có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng cho cá bằng cách cho cá ăn động vật giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng. Thêm vào đó bổ sung các loại rau chân vịt, rau diếp để cá phát triển toàn diện hơn.

    Ngoài ra, nó cũng là 1 trong các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh. Thức ăn yêu thích của cá là rong rêu bám trên thành bể. Chính vì thế bạn không cần phải mất nhiều thời gian để dọn bể. Tuy nhiên, hãy nhớ quan sát kỹ, nếu có sự xuất hiện của một số ký sinh trùng gây bệnh thì nên loại bỏ rêu.

     

    Cá bình tích đen, cá hắc molly: cách nuôi, chăm sóc và sinh sản - aquasetup

     

    ỐC NERITA

     

    Ốc Nerita là một loài ốc nhỏ, có tốc độ phát triển tương đối nhanh, thức ăn yêu thích của chúng là những loại rêu bám quanh thành hồ cá và hồ thủy sinh. Chính vì lý do này mà loài ốc Nerita này được anh em chơi thủy sinh khá ưa chuộng, bởi chúng giúp loại bỏ đi những loài rêu hại đáng ghét trong hồ thủy sinh, hơn thế nữa phương pháp loại trừ rêu hại này lại rất an toàn với hệ động thực vật trong hồ. Ốc Nerita hiện nay có 3 loại phổ biến bao gồm ốc Nerita thường, Nerita đốm và Nerita có gai.

     

    10 Loại tép, ốc dọn bể thủy sinh hiệu quả

     

    Bạn có thể tham khảo mua ốc nerita:    

     

    ỐC TÁO VÀNG

     

    Ốc táo là loại ốc nhỏ rất phổ biến trong các bể thuỷ sinh. Ốc táo có thể hạn chế và tiêu diệt rêu hại vô cùng hiệu quả. Ngoài ra nó còn dọn dẹp cả thức ăn thừa giúp bể thủy sinh của bạn sạch hơn rất nhiều. Trước đây ốc táo chỉ có ốc táo vàng , ngày nay co thêm giống ốc táo bên thái lan nên giờ chúng có thêm nhiều màu như : trắng , tím , đen v.v… 

     

     

    TÉP YAMATO

     

    Tép Amano ( Tép Yamato) là một loài ăn rêu tảo rất phổ biến và hoạt động tích cực. Chúng là một trong những loài háu ăn, chúng không chỉ ăn rêu tảo, mà còn ăn những cành cây mục đã chết (vụn) và làm sạch các thức ăn thừa dưới đáy bể.

     

     

    TÉP MŨI ĐỎ

     

    Ngoài tên tép mũi đỏ thì chúng còn được gọi là tép mũi dài, tép ma mũi đỏ hoặc tép tê giác đỏ…vv Ở ngoài tự nhiên đặc điểm chủ yếu của nó là dường như trong suốt và chỉ có cái mũi là màu đỏ dễ nhận dạng nhất. Tuy nhiên, tùy vào môi trường sống, rêu tảo mà chúng ăn sẽ cho cơ thể của chúng có thêm các màu sắc khác nhau. Tép mũi đỏ nuôi trong bể thủy sinh chủ yếu để phục vụ quá trình dọn dẹp rêu hại, đặc biệt là RÊU TÓC để giúp cho cây cối luôn xanh tốt. Chúng thường kiếm ăn lúc trời tối, lúc bạn tắt đèn.

     

    Tép mũi đỏ có diệt rêu hại tốt như lời đồn không ? - Cá Cảnh Biển

     

    TÉP THANH MAI

     

    Nguồn thức ăn đầu tiên mà Tép thanh mai  ăn là tảo và rêu hại.  Đây chính là nguồn thức ăn tự nhiên được loại tép này rất yêu thích. Loại tép này thường được nuôi chung với các loại cá. Chính vì vậy ngoài mục đích mang lại vẻ đẹp cho bể cá, loại tép này còn có tác dụng làm sạch bể nhờ việc ăn các loại tảo và rêu gây hại.

     

     

    TÉP LOẠN MÀU

     

    Tép loạn màu hay còn gọi là tép kiểng, tép cảnh loạn màu. Đây là loại tép gồm nhiều màu sắc như đỏ, đen, xanh, vàng, socola..vv. Chúng là tập hợp của nhiều loại tép size nhỏ và trung bình không đạt yêu cầu và chưa được phân loại. Vì đây là tổng hợp các loại tép khác nhau không đạt tiêu chuẩn nên bị bỏ bê và ít chăm sóc, thức ăn chủ yếu của chúng là tự tìm nhặt các vụn thức ăn, rêu, tảo hoặc xác động vật thủy sinh.

     

    Tép Loạn Màu Thuỷ Sinh giá rẻ Tháng 7,2023|BigGo Việt Nam

     

    Cre: Sưu tầm

     

    Việc dùng sinh vật thủy sinh để diệt rêu sẽ khá tốn thời gian, bạn có thể tham khảo dung dịch diệt rêu hại:    

    Instagram Youtube Shopee Shopee

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)