CÂY VẠN LỘC
Cây Vạn Lộc là loài cây thân thảo. Lá cây to, mềm mướt, đường gân nổi, có màu xanh đốm đỏ hoặc màu xanh đóm trắng. Là loài cây thuộc họ Araceae (Ráy), tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink, nhóm Vạn Niên Thanh lá màu. Có nguồn gốc từ Thái Lan, Indonesia, một số nước Đông Nam Á, Bắc Ấn Độ và ở Nam Trung Quốc.
Chiều cao trung bình của Cây Vạn Lộc tầm 25 – 50 cm. Thích hợp trang trí cho phòng làm việc, phòng khách, bàn làm việc, kệ sách…
Là thực vật có hoa, hoa của Cây Vạn Lộc được bao bọc bởi chiếc lá màu xanh bơ. Khi hoa nở, lá sẽ rụng để lộ ra bông hoa màu trắng sữa trông rất bắt mắt.
TÁC DỤNG CỦA CÂY VẠN LỘC
Loài cây có màu sắc lạ mắt, cây màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Nên thường được dùng để tặng trong các dịp khai trương, chúc Tết, tân gia,…. Nó còn biểu hiện việc người sở hữu cây Vạn Lộc sẽ gặp thuận lợi, thăng tiến trong công việc, sự nghiệp.
Còn cây màu xanh đốm trắng thường được trồng khi người yêu thích loài cây này nhưng lại không hợp phong thủy với màu đỏ.
Ngoài ra, cây còn có tác dụng lọc không khí rất tốt. Chúng hấp thụ khí CO2, các chất hữu cơ gây hại cho người, thải ra Oxi, giảm khói bụi.
Ý NGHĨA PHONG THỦY
Cây vạn lộc nếu trồng thủy sinh, thường mang 3 yếu tố: màu đỏ thuộc mệnh Hỏa, thân cây màu xanh thuộc mệnh Mộc, trồng thủy sinh là mệnh Thủy. Trong vòng Ngũ Hành, thì Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa. Tức là tương sinh, nếu là người thuộc 03 mệnh trên, việc trồng cây tài lộc sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc.
Khi cây vạn lộc nở hoa, mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, phát tài. Những người tâm linh thường rất coi trọng việc này.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẠN LỘC
Cách trồng
Chọn cây
Lựa chọn cây trồng phải chọn những cây thân khỏe, lá đều, không bị sâu, hỏng, chùm rễ khỏe, đẹp.
Chọn chậu cây
Cây Vạn Lộc trồng phong thủy, thì nên lựa chọn cây có đáy rộng vì là cây rể chùm, và khá nhiều. Cao tầm 10 – 30 cm, tùy theo độ cao của cây. Nên trồng chậu thủy tinh sẽ đẹp hơn.
Kỹ thuật trồng
Cần rửa sạch rễ cây để có chùm rễ trắng sạch, khi đặt vào bình thủy tinh trông ưa nhìn.
Cho một lượng nước vừa đủ ngập nửa thân cây, cho vào ít dung dịch thủy sinh nếu có. Đặt cây đã rửa sạch rễ vào bình. Nếu muốn trang trí thêm cho chậu cây, có thể bỏ một ít viên bi, đá màu,… cho đẹp.
Cách chăm sóc cây
Cây Vạn Lộc dễ trồng. Nhưng cần một sự chăm sóc tỉ mỉ thì cây mới phát triển, màu lá đẹp và ra hoa đúng hạn.
Nước
Vạn Lộc là cây hút nước nhanh. Cần chú ý thêm nước cho cây. Và theo dõi, thay nước mới, rửa rễ để rễ cây không bị đóng rêu. Ít nhất thay nước 1 lần/1 tuần để cây không bị thiếu nước. Không tưới nước quá nửa thân, cây sẽ bị ngập úng.
Dung dịch thủy sinh
Dung dịch thủy sinh, cũng giống như phân bón khi trồng cây trong đất. Nên cho cây hấp thụ dinh dưỡng 3 tuần/1 lần để cây phát triển.
Nhiệt độ
Cây này không ưa thời tiết quá lạnh hay quá nóng. Nên để cây ở nhiệt độ ấm nóng khoảng từ 23 – 37oC là tốt nhất.
Ánh nắng:
Cây Vạn Niên nên đặt ở vị trí có ánh nắng dịu nhẹ chiếu vào, giúp tích hợp chất hữu cơ nuôi cây. Đồng thời, cây có màu sắc bắt sáng hơn, đẹp hơn.
Chăm sóc, theo dõi sâu bệnh
Loài cây nào cũng đều có sâu và mầm bệnh. Cần theo dõi để tránh tình trạng sâu bệnh tấn công cây. Kịp thời phun thuốc khử bệnh cho cây.
Cắt tỉa các lá cây vàng, úa, rụng. Nhằm để cây sạch sẽ, thoáng mát. Không bị ủ bệnh.
(source: thuysinhvn.org)
Để tìm hiểu thêm về những loại cây khác. Mời bạn ghé trang The Rium của chúng tôi!