Cá Phượng Hoàng (tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi) là một thành viên của họ Geophaginae. Đây là loài cá cảnh khá khỏe, dễ nuôi, phù hợp với môi trường Việt Nam. Được khá nhiều anh chị em chơi thủy sinh cũng tò mò và sắm vài bé về để trải nghiệm. Để hiểu hơn về đặc điểm và những điều cần biết khi nuôi cá Phượng Hoàng cùng The Rium tìm hiểu thêm về chúng qua bài viết chia sẽ sau đây nhé!
VÀI NÉT CHUNG VỀ CÁ PHƯỢNG HOÀNG
Cá Phượng Hoàng là loài đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ, là một loài cá cảnh phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Loài cá này có kích thước tầm 5 – 6cm, màu sắc vô cùng sặc sỡ, phần đuôi cá dài và mỏng manh, khi bơi trong nước tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt. Cũng nhờ màu sắc sặc sỡ, phần đuôi cá dài nhìn giống như một loài cá to lớn là lợi thế giúp chúng tránh xa những nguy hiểm khi gặp cá khác loài.
Để phân biệt giống cá Phượng Hoàng đực hay cái, người ta sẽ nhận dạng qua phần vây lưng, nếu có thêm hai tia cứng là con đực và ngược lại.
MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ PHƯỢNG HOÀNG
Cá Phượng Hoàng sống trong môi trường nước ấm
Nhiệt độ nước giao động từ 25.5ºC – 29.5ºC và 78ºF – 85ºF.
Độ PH từ 4.5 – 6.2 (tính axit yếu), có thể dùng bút đo pH cho chính xác
Độ cứng của nước dưới 10dhg.
Nơi sống của cá Phượng Hoàng không nên có quá nhiều ánh sáng, dòng nước có tốc độ chảy chậm, giữ cho môi trường nước được sạch sẽ sẽ giúp cá phát triển tốt hơn.
Chọn bể cá có chiều dài tùy vào mật độ cá sẽ nuôi trong bể, độ sâu khoảng 50 – 65cm, vì đây là loài sống ở tầng đáy của các con sông, nên chúng thích nghi khá tốt với điều kiện sống thiếu ánh sáng. Nên đặt thêm những tảng đá thủy sinh, và trồng một số loài cây thủy sinh để chúng có thể sinh sống giống như môi trường sống tự nhiên bên ngoài.
Có thể nuôi cá Phượng Hoàng cùng với những loài cá khác có cùng kích cỡ để tạo nên những màu sắc khác nhau trong bể cá của bạn.
LỰA CHỌN THỨC ĂN CHO CÁ
Thực chất, khi sống trong môi trường tự nhiên, chúng sẽ phải tìm kiếm và tranh giành thức ăn với rất nhiều loài khác, chính vì thế mà loài cá này không kén thức ăn là bao. Chúng có thể ăn những con lăng quăng, các loài giáp xác nhỏ, có khi là những loài cá nhỏ hơn chúng,… Nhưng khi chúng ta nuôi thì có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cá bằng các loại thính phù hợp.
Chú ý lượng thức ăn cho cá vừa đủ, tránh để dư thức ăn sẽ nở ra làm đục nước, cá không giống các loài động vật khác ở chỗ khi không no chúng vẫn sống và phát triển bình thường. Vì thế cần định lượng thức ăn vừa đủ cho cá để cho môi trường sống của cá trong hơn, sạch hơn.
Người ta thường cho cá ăn vào buổi sáng sẽ tốt hơn và nên cho ăn ngày một lần là đủ.
CHẾ ĐỘ SINH SẢN CỦA CÁ PHƯỢNG HOÀNG
Cá Phượng Hoàng trưởng thành ở độ 6 tháng tuổi, khi con đực và con cái bước vào thời kỳ động dục, chúng sẽ thay đổi vẻ bề ngoài của mình, con đực sẽ mọc thêm 2 sợi râu dài màu đen ở phần vây dài trên đầu, màu sắc sẽ tươi tắn hơn, dáng dóc uyển chuyển để thu hút những con cái xinh đẹp, ở con cái sẽ xuất hiện chấm bi đỏ dưới bụng, kích thước của con cái trưởng thành thường nhỏ hơn con đực.
Sau khi tìm được đối tượng vừa ý, các cặp cá sẽ giao phối, thời gian này các cặp cá thường theo sát nhau. Thời gian mang thai của cá cái thường khoảng 4 – 6 ngày. Khi sinh ra, các cá bố mẹ thường có xu hướng ăn trứng của mình.
Tùy theo độ tuổi sinh nở mà mức độ trứng sinh ra giao động từ 60 – 90 trứng hoặc 150 – 200 trứng.
Người nuôi cá cần lưu ý theo dõi thường xuyên trong quá trình sinh sản để thay đổi nhiệt độ và axit nơi cá đẻ trứng (nhiệt độ phải trên 25ºC và tính axit từ 6.5 – 7.0.
Nên cho cá đang sinh nở ăn trùn chỉ và tuyệt đối không ăn thức ăn đông lạnh thì lượng trứng sinh ra sẽ không nở thành cá con.
Trên đây là bài viết về đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc cá Phượng hoàng mà thuysinhvn.org tìm hiểu và gửi đến quý đọc giả. Để tìm hiểu thêm về các loài cá cảnh, cây thủy sinh khác mời quý đọc giả ghé trang The Rium nhé!
(source: thuysinhvn.org)
Bên mình có cung cấp thức ăn tươi đông lạnh đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng bạn có thể tham khảo :