HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH NUÔI TÉP ONG THUỶ SINH
Ngày đăng: 01/09/2022 11:18 AM

    Đối với người chơi hệ thuỷ sinh, tép ong là loại tép mà nhiều người muốn sở hữu cho bể cá của mình. Nó không giống như các loại tép bình thường mà mọi người vẫn thấy. Loại tép này khá hiếm, cách nuôi và chăm sóc chúng khá khó đối với nhiều người. Cùng tìm hiểu thêm về loại tép này. Qua đó nắm rõ được cách nuôi tép ong và thức ăn cho nó qua bài viết sau đây.

     

    MỘT VÀI NÉT VỀ TÉP ONG

    Tên khoa học của tép ong là Caridina cantonensis, thuộc họ Atyidae trong chi Caridina. Là loại tép nhỏ có kích thước từ 2,5cm cho tới 3cm. Tép ong xuất hiện đầu tiên ở các con suối ở miền Nam của Trung Quốc. Loại tép này tuy nhỏ nhưng giá thành của chúng là cực kì lớn. Nhiệt độ trung bình mà tép có thể sống trong khoảng 21 – 23 độ C. Dù giá thành khá cao nhưng tuổi thọ trung bình của tép ong chỉ trong khoảng 1 – 2 năm.

     

    Cách nuôi tép Ong Đen (Black Bee Shrimp) – Hướng Dẫn Nuôi Cá Rồng

    Tép ong đen

     

    Loài tép này sở hữu bề ngoài khá bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau. Nó được chia ra làm khá nhiều loại như: tép ong đỏ, tép ong vàng, tép ong đen, tép ong huế… Mỗi loại tép đều có đặc điểm riêng nên giá thành và cách nuôi tép ong cũng sẽ khác nhau.

     

    CÁCH NUÔI TÉP ONG

    Kích thước bể

    Dù là loại tép nhỏ và thường được đặt trong các bể có thể tích khoảng 20l. Nhưng điều này không được các chuyên gia khuyến khích nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong cách nuôi tép. Duy trì điều kiện nước tốt là bước quan trọng nhất trong quá trình nuôi tép. Các loại tép ong hầu hết đều nhạy cảm với sự thay đổi của chất lượng nước. Chính vì vậy, một bể có thể tích khoảng 40l là lựa chọn phù hợp để nuôi loại tép này.

    Thông số nước

    Tép ong phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 23 – 25 độ C. Nhiệt độ ở mức như vậy sẽ có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của tép. Bên cạnh đó, nó còn giúp duy trì tỷ lệ sống sót và sinh sản. Thay nước thường xuyên cũng là bước quan trọng trong quá trình nuôi tép ong. Việc thay nước sẽ giúp bạn giảm lượng Nitrate trong bể giúp tép sinh sống tốt. Nếu lượng Nitrate quá cao sẽ dẫn đến tép nhà bạn bị chết.

    Tép ong rất thích sinh sống trong môi trường nước có tính axit, độ pH tối ưu trong khoảng 6,0 – 6,8.

    Loại nước và khoáng chất

    Loài tép này sẽ sống khoẻ mạnh trong môi trường nước sạch tinh khiết. Bạn không nên sử dụng nước máy cho tép ong thay vào đó là sử dụng nước RO/DI. Sử công nghệ thẩm thấu ngược, khử ion để tạo ra loại nước sạch tinh khiết. Nhưng loại nước này sẽ chả có bất kỳ khoáng chất nuôi dưỡng nào cho tép. Chính vì thế, bạn nên xác định lại các thông số nước bằng tay. Điều này sẽ giúp bạn bổ sung được những khoáng chất phù hợp trong việc nuôi tép.

    Thức ăn cho tép ong

    Tuỳ từng loại tép ong mà cách nuôi sẽ khác nhau. Nhưng tép ong được biết tới là loại ăn tạp và chế độ không quá cầu kỳ. Bên cạnh cung cấp các khoáng chất cho nước. Bạn nên bổ sung dưỡng chất thiết yếu bột, thức ăn dành riêng cho tép… Điều này không chỉ nuôi tép ong khoẻ mạnh mà còn giúp vỏ tép nổi bật lên nhiều.

     

    Tép ong đỏ - PRL

     

    Trong cách nuôi tép ong bạn nên chọn hoặc băm nhỏ thức ăn ra cho tép. Bên cạnh đó nên lưu ý đến lượng thức ăn, không nên cho tép ăn quá nhiều. Điều này sẽ gây nên tình trạng dư thừa, thức ăn dư phân huỷ trong nước gây nên ô nhiễm. Bạn có thể sử dụng các loại thức ăn tiêu hoá trong vòng một tiếng đồng hồ.

    Tép ong không được khuyến khích cho người mới bắt đầu chơi thuỷ sinh. Nhưng nếu bạn chịu bỏ thời gian công sức tìm hiểu kỹ đặc điểm cũng như cách nuôi tép ong, The Rium tin rằng bể thuỷ sinh nhà bạn sẽ trở nên sinh động hơn. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho bể thuỷ sinh nhà bạn.

     

    (nguồn: thuysinhvn.org)

    Đa số các dòng tép cảnh rất nhạy cảm với chất lượng nước, tham khảo các sản phẩm xử lý nước để cuộc chơi ổn định hơn nhé:    

    Instagram Youtube Shopee Shopee

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)