1. Terrarium là gì?
Terrarium hay còn gọi là bồn cảnh thủy tinh, cây trồng trong lọ thủy tinh, thường là một hệ sinh thái thu nhỏ mô phỏng môi trường sống có giới hạn chứa đất sỏi, nước, cây trồng và có thể là động vật bên trong.
Terrarium được đặt trong các vật chứa bằng thủy tinh nhiều hình dạng và độ khép kín khác nhau, dùng để trang trí hoặc thử nghiệm điều kiện môi trường sống trong các nghiên cứu khoa học, triển lãm...
2. Các loại Terrarium phổ biến
a. Terrarium kín
Terrarium kín là một không gian khép kín độc đáo, chứa một hệ sinh thái tuần hoàn và gần như đầy đủ các yếu tố cần thiết cho các sinh vật trong đó phát triển. Với thành thủy tinh trong suốt cho phép ánh sáng đi qua, Terrarium kín tạo giữ được nhiệt bên trong cho phép tạo ra chu trình nhỏ của nước.
Khi có ánh sáng, độ ẩm từ đất sỏi bốc hơi và thực vật thoát hơi nước, sau đó ngưng tụ trên các thành thủy tinh rồi lại rơi xuống đất sỏi và thực vật góp phần duy trì độ ẩm không đổi bên trong Terrarium kín.
Terrarium kín thích hợp với những hệ sinh thái nhiệt đới ẩm cần ít ánh sáng như rêu, dương xỉ, cây không khí, phong lan… do môi trường trong Terrarium kín kiện tương tự như môi trường ẩm ướt của rừng mưa nhiệt đới nên các loại cây này sẽ phát triển bình thường.
Terrarium kín còn thích hợp để nuôi các loại động vật như bò sát, sâu bướm, bọ, cá cảnh... vì chúng khó có thể thoát ra ngoài môi trường bên ngoài được.
b. Terrarium mở
Terrarium mở là mở là hệ sinh thái không khép kín đối với bên ngoài, loại này thường phù hợp nhóm thực vật mọng nước thích nghi với khí hậu khô và cần ánh sáng như xương rồng, sen đá…
Vì Terrarium mở có thể hạn chế độ ẩm không khí quá mức, đồng thời khi đặt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, Terrarium kín có thể gây ra hiện tượng nhà kính giữ quá nhiều nhiệt bên trong làm chết cây trồng bên trong.
Terrarium mở chỉ thích hợp trồng các loại thực vật, không thích hợp để nuôi các loại động vật như bò sát, sâu bọ... vì chúng có thể dễ dàng thoát ra bên ngoài.
3. Các loại cây trong Terrarium
Khi bạn chọn cây trồng Terrarium, bạn nên chọn cây có kích thước nhỏ, có sức sống tốt, là loại cây ưa bóng và chịu được độ ẩm cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn các cây có thể phối hợp với nhau và phát triển tốt cùng nhau để tránh tình trạng không tương thích.
Với bình thủy tinh hệ kín, thích hợp trồng một số loại cây thích nghỉ được độ ẩm cao như dương xỉ, rêu, dứa màu nam mỹ, uyển bá, trường sinh thảo, cẩm nhung, cau tiểu trâm, sam hương, hồng ngọc mai, si nhật…
Còn đối với Terrarium mở, một số loại cây thích hợp như rêu các loại, cẩm nhung, lá may mắn, dương xỉ, vạn niên tùng, trầu bà mini, đinh lăng, tùng đất, tiểu trâm, lộc nhung, móng rồng, sen đá, xương rồng...
4. Đất cho Terrarium
Giá thể trồng Terrarium phụ thuộc rất nhiều vào loại cây bạn muốn trồng nhưng nhìn chung các cây kiểng đều cần một giá thể thông thoáng và tơi xốp, giúp cây không bị thối rễ hoặc chết khô, đồng thời hạn chế các tác nhân gây hại từ nấm mốc, vi khuẩn cho Terrarium.
Giá thể trồng Terrarium nên sử dụng hỗn hợp từ các loại rêu than bùn, đá Vermiculite, đá Perlite, đá sỏi, xỉ than, đá núi lửa, than hoạt tính, rêu rừng, cùng một ít phân trùn quế…
5. Cách làm Terrarium
Lọ thủy tinh sẽ không có lỗ thoát nước ở đáy, bạn sẽ cần tạo một lớp thoát nước để rễ cây khỏi bị úng nước bằng một lớp sỏi dày khoảng 2cm - 3cm lót cho phần đáy chậu.
Tiếp theo, lót lớp vải địa lên trên lớp sỏi để lọc nước và giữ lại chất dinh dưỡng trong đất giữa lớp đất phía trên và đá tầng đáy. Đồng thời ngăn cho đất không rơi xuống lớp đá.
Rải một lớp mỏng khoảng 1cm than hoạt tính lên trên lớp vải địa, giúp lọc các tạp chất, các chất gây ổ nhiễm có trong đất nước, làm sạch khuẩn các loại bỏ các vi sinh vật có hại và kiểm soát bất kỳ mùi nào có thể xảy ra.
Tiếp theo, phủ thêm một lớp rêu lên trên than và đá để giữ cho lớp đất bầu tiếp theo không bị trộn lẫn với than và đá. Đồng thời nó cũng tạo thêm sự thú vị về mặt thị giác cho Terrarium của bạn.
Tùy thuộc vào kích cỡ của lọ thủy tinh và độ dài của rễ cây, bạn nên cho vào khoảng 5cm - 8cm lớp đất kèm một ít phân hữu cơ, đảm bảo giữ đất đủ thấp để cây trồng vừa vặn mà không chạm vào đỉnh của lọ. Rồi ấn nhẹ đất xuống để loại bỏ không khí và làm cho bề mặt được đều. Đào những lỗ nhỏ ở nơi bạn sẽ trồng cây xuống.
Lấy cây ra khỏi bầu ươm và rũ nhẹ rễ cây xuống để loại bỏ phần đất thừa. Nhẹ nhàng đặt từng cây vào lỗ bạn đã đào rồi lấp đất xung quanh, vỗ nhẹ xuống. Nếu lọ hẹp không thể nhét tay vào, hãy dùng đũa nấu ăn, kẹp hoặc nhíp dài để đặt cây vào và vỗ nhẹ. Tiếp tục trồng các cây còn lại theo cách trên.
Cuối cùng, bạn trang trí trên cùng bằng rêu hoặc đá cuội để làm cho bề mặt chậu cây thủy tinh được gọn hơn, và tạo thành bối cảnh theo ý thích của mình. Sau đó, dùng bình xịt nhẹ nhàng tưới nước cho cây, nhưng đừng để hỗn hợp bầu bị sũng nước, chỉ nên đủ ẩm.
Bạn cũng có thể sử dụng bình xịt để làm sạch bụi bẩn bám vào thành kính của lọ thủy tinh, sau đó lau sạch bằng giấy. Không bao giờ sử dụng nước lau kính bên trong Terrarium, vì nó có thể gây ngộ độc cho cây.
7. Cách chăm sóc Terrarium
Để duy trì Terrarium phát triển ổn định bạn cần chăm sóc tốt cho cây. Bạn đặt Terrarium nơi có môi trường thoáng mát hoặc phòng máy lạnh, có nhiệt độ từ 16 - 32 độ C.
Hàng ngày, bạn nên cung cấp cho cây ánh sáng từ 6 - 8 tiếng để giúp cây và rêu quang hợp và phát triển tốt. Ánh sáng tự nhiên sẽ tốt nhất nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bình thủy tinh sẽ làm cây bị nóng quá và chết.
Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp cho cây ánh sáng nhân tạo bằng ánh sáng đèn led trồng cây chuyên dụng. Nên chiếu đèn trực tiếp từ trên xuống với cường độ 8h/ ngày, nhưng thỉnh thoảng vẫn nên đưa cây ra ánh sáng tự nhiên.
Khoảng 1 lần/ tuần, nếu trên nắp hoặc thành bình xuất hiện ngưng tụ hơi nước quá nhiều, chảy thành dòng thì cần mở nắp bình để tạo sự thông thoáng, ngăn chặn nấm mốc phát triển.
Ngược lại Terrarium cũng sẽ cần cung cấp thêm nước nếu không xuất hiện sự ngưng tụ hơi nước vào buổi sáng sớm hoặc đất bị khô, cây đang héo dần. Cứ 3 - 7 ngày/ lần, bạn xem cây có cần nước hay không để tưới nước nếu cần.
Thỉnh thoảng, bạn cần lá vàng hoặc hư hại, cắt tỉa cây nếu chúng phát triển quá lớn. Không bón phân cho cây vì điều này có thể khiến chúng phát triển quá lớn so với không gian, chỉ cần một lớp phân nền đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong vài tháng.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn có 1 chiếc bể Terra thật đẹp nhé!
Cre: Nông nghiệp phố
Đây là một số sản phẩm hổ trợ cho hệ terrarium bạn có thể tham khảo: