VÌ SAO CÂY THỦY SINH CỦA BẠN KHÔNG "THỞ"
Ngày đăng: 06/07/2023 04:02 PM

    Cây thủy sinh quang hợp – hay thường được anh em gọi là “cây thở” là hiện tượng rất sống động và bắt mắt mà bất cứ người chơi thủy sinh nào cũng mong muốn được ngắm hằng ngày. Tuy nhiên nhiều bạn mới chơi làm đủ cách mà vẫn chưa thấy sự quang hợp trong hồ của họ.

     

    Thủy sinh Việt: Cây thở (quang hợp)

     

    1. Các yếu tố cần để cây thủy sinh có thể quang hợp mạnh mẽ:

     

    – Ánh sáng: mình đề cập đầu tiên vì yếu tố này quan trọng bậc nhất

    – Carbon: yếu tố đặc biệt quan trọng thứ 2 sau ánh sáng, carbon là đa lượng không thể thiếu cho cây thủy sinh, và carbon được cung cấp qua dạng khí nén Co2 là hiệu quả nhất.

    – Dòng chảy không quá mạnh: nếu lọc của bạn có công suất quá cao thì dòng nước có thể sẽ cuốn hết khí o2 được cây nhả ra khi thở.

    – Cây không bị độc kim loại nặng, độc hữu cơ: khi cây bị ngộ độc thì biểu hiện đầu tiên là ngừng quang hợp

    – Hồ không quá thiếu dinh dưỡng: việc thiếu 1 số chất đa vi lượng cũng làm cây ngừng quang hợp và ngừng phát triển.

    – pH không quá cao hay quá thấp: ở ngưỡng pH trên 8 và dưới 4 thì hầu hết các cây thủy sinh sẽ ngừng quang hợp.

    – 1 số cây phát triển nhanh (rong) sẽ dễ thở và thở nhiều hơn những loài phát triển chậm như rêu, ráy, dương xỉ hay bucep.

     

    Nên bật đèn liên tục hay ngắt quãng cho hồ thủy sinh? - thuysinhworld

     

    2. Cách làm cho cây “thở”

     

    – Đầu tiên bạn thử tăng ánh sáng bằng cách thêm cường độ sáng (thêm bóng đèn), nếu cây của bạn thở nhiều thì đã ok.

    – Nếu tăng đèn mà cây chưa thở, bạn hãy tăng Co2 1 cách an toàn như sau: chạy 1 cái lọc váng, lấy 1 mẫu nước hồ ra ngoài để 24h sau đó đo pH và ghi lại kết quả, bắt đầu tăng Co2 và mỗi 30 phút đo pH nước trong hồ khi nào pH này thấp hơn pH mẫu nước để 24h kia 1 độ thì lượng CO2 đã tối ưu, bạn không cần lo về Co2 nữa. Thêm 1 mẹo nữa là nếu bạn cung cấp Co2 dạng bọt li ti thì khả năng những cây khó thở như rêu ráy dương xỉ, bucep cũng sẽ thở rất mạnh.

    – Thường thì sau 2 bước trên thì đa số cây của bạn đã thở rất mạnh, nhưng nếu nó vẫn lì lợm thì bạn thử tắt lọc 10 phút xem cây có thở không, nếu cây bắt đầu thở khi tắt hết lọc thì lý do là dòng chảy của hồ bạn quá mạnh, cần giảm dòng lại.

    – Sau 3 bước trên mà hồ bạn vẫn chưa thở thì có khả năng hồ bạn quá dơ hữu cơ hoặc kim loại nặng, bạn thử thay nước 30% liên tục vài ngày xem sao. Sau đó có thể châm ít phân nước rồi quan sát. Nếu là nền tự trộn thì nên suy xét về việc đổi nền, mua nền của 1 số bạn trộn sẵn hoặc dùng nền công nghiệp như ADA, gex…

     

    Chúc các bạn thành công.

     

    Cre: ThuySinhAZ

     

    Các sản phẩm dung dịch của nhà ThuysinhAZ bên shop mình đang bán:    

    Instagram Youtube Shopee Shopee

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)